Sự tinh tế đỉnh cao trong nghệ thuật trà đạo Trung Hoa

Nghệ thuật pha trà
Nếu như Trà là văn hóa, thì pha trà và uống trà là một nghệ thuật

Trà không chỉ là một phong tục tập quán hàng ngày, mà còn được coi là một nghệ thuật. Từ những công đoạn pha trà đến thưởng trà.
 
nghe thuat pha che tra dao 3
Nghệ thuật pha trà

Có rất nhiều cách và công đoạn để pha thành một ấm trà hoàn thành. Để có được một ấm trà “chuẩn vị” thì chúng ta cần phải có những công đoạn chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo. Tất cả các công đoạn đều cần phải có những quy định nghiêm ngặt và khắt khe.

+ Trong công đoạn chuẩn bị, trước tiên cần phải có những lá trà khỏe, thơm ngon, tươi và không dập, héo hay nát.  Tiếp theo là sơ chế và sao khô trên chảo nóng rồi đem hạ thổ.

+ Hạ thổ để làm gì ? Hạ thổ có tác dụng gì? Người Trung Quốc đã giải thích rằng khi hạ thổ trà sẽ được tiếp nhận dương khí của đất trời. Đây chính là công đoạn để cân bằng âm khí và dương khí cho trà.

+ Nước dùng pha trà có thể sử dụng nước mưa, nước giếng hoặc nước suối. Theo chuẩn vị  người xưa họ sử dụng một mạch nước nhỏ chảy từ lòng núi chảy ra. Hoặc họ sử dụng những giọt sương mai trên những cành hoa đọng lại để trà có những hương vị ngon lạ.

+ Ấm pha trà thường dùng bằng chất liệu gốm sứ để đảm bảo giữ được nhiệt cho trà khi pha. Bên cạnh đó chất liệu này còn giữ được trà còn nguyên vị thơm ngon hơn.

+ Chén, tách trà để uống thường dùng là loại chén nhỏ vừa đủ. Chỉ nhấp môi, nhâm nhi 1-2 hụm để chill với hương vị trà ngọt ngào, thanh mát. Chén nhỏ vừa đủ để thưởng thức hết mà trà vẫn nóng.

Thưởng trà

Mỗi địa phương, mỗi khu vực lại có cách thưởng trà khác nhau. Mỗi khu vực đều phản chiếu lên nghệ thuật trà đạo riêng biệt. Người Bắc Kinh thích uống trà hoa nhài. Người Thượng Hải, Bắc Kinh lại thích uống tà xanh. Người dân Phúc Kiến uống trà đen và Người Hồ Nam lại uống trà gừng.

Nghi lễ, cách thức uống trà mỗi địa phương lại có phong cách khác nhau. Người Bắc Kinh mời chén trà thì chúng ta sẽ phải đứng dậy để tiếp nhận và đỡ chén trà đó. Nhớ cảm ơn trước khi nhâm nhi. Còn ở khu vực Quảng Đông, vị khách sẽ khum tay lại tiếp nhận ly trà sau đó gõ 3 tiếng lên bàn thay lời cảm ơn.
 
Trà đạo lục sự
thưởng trà

Những hình thức và nghi lễ uống trà người Quảng Đông này có từ thời nhà vua Khang Hy. Hoàng đế đã cải trang để đi vi hành. Khi rót trà mời các quan văn quan võ, vì họ không tiện cúi đầu xuống để cảm ơn nên đã gõ lên bàn ba tiếng thay lời nói. Và cũng kể từ đó, hành động này được lưu truyền đến tận bây giờ.

Tại sao thưởng trà là một nghệ thuật?

Người Trung Hoa cổ thường uống trà tại hoa viên hoặc những căn phòng kín. Trong phòng kín thường treo những bức tranh, câu đối, bức thư pháp hay những lời dạy của cố nhân xưa. Và đặc biệt là không thể thiếu được  một bức tranh phong cảnh lớn treo giữa phòng.Sự trang trí tinh tế và trang nhã. Trong phòng sẽ được thiết kế thêm 1 lư trầm hương để tỏa hương thơm ấm cúng.

Còn đối với không gian hoa viên, thì được thiết kế một không gian mở. Chúng ta sẽ ngồi thưởng trà tại một khuôn viên non nước hữu tình. Ấm trà tại hoa viên cũng được pha đặc hơn để có thể giữ nhiệt lâu hơn.

Không chỉ đơn giản là uống trà, thưởng trà còn là cả một nghệ thuật, cả sự tinh tế của từng hụm trà. Nhâm nhi từng hụm trong không gian non nước hữu tình. Uống hụm trà, tương tư về kiếp nhân sinh con người, bình phẩm về tác phẩm nghệ thuật. Hay còn thưởng thức để đưa ra câu đối, hay thưởng nhạc cố nhân.

Thưởng trà còn thể hiện lên cả sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây