Văn hóa trà Trung Hoa

Người Trung Quốc uống trà, chú trọng chữ “thưởng”. “Thưởng trà” không phải chỉ là nhận biết trà ngon hay không ngon, mà còn mang ý nghĩa suy ngẫm và lĩnh hội sự thú vị của trà. Dành thời gian pha một ấm trà ngon giữa bộn bề công việc, chọn một nơi yên tĩnh, ngồi nhâm nhi, không chỉ giúp ta xóa tan mệt mỏi, làm tinh thần trở nên phấn chấn, mà còn có thể giúp cho tinh thần thăng hoa tới đỉnh cao nghệ thuật cao quý. Môi trường thưởng trà thông thường được tạo dựng nên bởi các yếu tố như công trình kiến trúc lâm viên,  dụng cụ pha trà v.v... Uống trà đòi hỏi sự yên tĩnh, trong lành, thoải mái, sạch sẽ.
 
Văn hóa trà Trung Hoa

Trung Quốc là đất nước có nền văn minh lâu đời, quốc gia coi trọng lễ nghi, rất trọng lễ tiết. Khi có khách, lễ nghi pha trà, kính trà là điều không thể thiếu. Khi có khách tới chơi, có thể hỏi ý kiến, lựa chọn bộ đồ trà tốt,  hợp với ý khách nhất để tiếp khách. Khi dùng trà để kính khách, việc lựa chọn lá trà cũng là điều quan trọng. Khi chủ nhà mời khách uống trà, phải chú ý tới, lượng nước trong chén trà của khách. Nếu đã uống hết một nửa, thì phải thêm nước, uống tới đâu thêm tới đó, để độ đặc của trà về cơ bản không thay đổi, độ ấm của nước trà vừa phải. Ngoài ra, khi uống trà cũng có thể kết hợp với các món điểm tâm dùng cùng trà, như các loại bánh hoặc các món ăn nhẹ v.v...

Nội dung  văn hóa trà Trung Quốc chủ yếu là sự thể hiện của trà trong văn hóa tinh thần của người dân Trung Quốc. Đó cũng là nguyên nhân tại sao văn hóa trà Trung Quốc có sự khác biệt rất lớn so với văn hóa trà Âu Mỹ hay Nhật Bản.

Nguồn gốc của văn hóa trà bắt nguồn vào trước thời Tam Quốc

Rất nhiều sách viết thời gian phát hiện ra trà là năm 2737-2697 trước công nguyên, lịch sử của trà có thể đẩy tới thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Trong “Thực Kinh” nhà danh y Hoa Đà nhà Đông Hán ghi lại rằng: “Uống trà có vị đắng(chát), có thể giúp nâng cao khả năng tư duy”, đồng thời nêu ra giá trị y học của trà “ít ốm, tinh thần nhẹ nhàng, mắt sáng ”. Đến thời Tây Hán người ta lấy nơi sản xuất trà để đặt tên, và gọi là “trà Lăng”, tức là trà Lăng của Hồ Nam.Trong “Quảng Nha” nước Ngụy thời Tam Quốc có ghi lại cách làm bánh trà và cách uống trà: Trong dân gian, hái lá trà để làm bánh trà, dùng lá già để làm thành dạng bánh, rồi cho thêm nước gạo đặc. Trà xuất hiện ở hình thức vật chất, và thấm vào nền khoa học nhân văn, từ đó hình thành nên văn hóa trà.

Manh nha văn hóa trà thời Tấn, Nam Bắc Triều

Cùng với việc văn nhân ưa chuộng uống trà, các bài thơ từ ca phú về trà cũng ra đời, trà đã thoát ly khỏi hình thái thức uống thông thường và đi vào văn hóa.

Hình thành văn hóa trà vào đời Đường

Sự ra đời của “Trà Kinh” Lục Vũ làm cho văn hóa trà phát triển tới một tầm cao chưa từng có, đánh dấu sự hình thành văn hóa trà đời Đường. “Trà Kinh” đã khái quát hai tầng nội dung là tự nhiên và khoa học nhân văn, nghiên cứu nghệ thuật uống trà, hòa hợp Nho, Đạo, Phật vào trong việc uống trà, lần đầu tiên xây dựng nên tinh thần trà đạo Trung Quốc. Sau này lại xuất hiện rất nhiều sách về trà, thơ về trà, như “trà thuật” 《茶述》, “tiền trà thủy ký” 《煎茶水记》, “thái trà ký” 《采茶记》, “thập lục thang phẩm” 《十六汤品》 v.v... Sự hình thành văn hóa trà và sự hưng thịnh của thiền giáo có liên quan với nhau, vì trà có công dụng giúp tinh thần thoải mái, giải khát, nên trong chùa tôn sùng trà. “Trà Kinh” là cột mốc. Hàng nghìn năm nay, người uống trà các thế hệ đã thử và tìm hiểu vô số lần về các phương diện của văn hóa trà, cho tới sau khi “Trà Kinh” ra đời, trà mới được mở rộng, do đó có ý nghĩa vượt thời đại.

Hưng thịnh của văn hóa trà đời Tống

Văn hóa trà đời Tống đã có sự phát triển rất lớn, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa lá trà, trong giới văn nhân đã xuất hiện những nhóm chuyên thưởng trà, có “thang xã” “汤社” gồm các quan viên, “thiên nhân xã” “千人社của tín đồ Phật giáo v.v.... Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận là người yêu thích trà, ngài đã thành lập ban trà đạo trong cung đình, dùng trà trong cung đình đã phân thành cấp bậc. Trà đã trở thành nghi thức, ban trà đã trở thành phương thức để hoàng đế lôi kéo đại thần, thân tộc, ngoài ra còn ban trà cho sứ giả nước ngoài. Về xã hội tầng lớp dưới, văn hóa trà càng sống động, có người di rời đi nơi khác, những người xung quanh phải “mời trà”. Có khách tới, phải kính “trà nguyên bảo”. Khi đính ước phải: “hạ trà”. Khi kết hôn phải “định trà”, khi chung phòng phải “hợp trà”. Trào lưu uống trà trong dân gian đã mang tới hàng loạt thay đổi.

Phổ cập văn hóa trà đời Minh, Thanh

Đời Minh có không ít văn nhân để lại những tác phẩm để đời, như “Phanh trà họa quyển” 《烹茶画卷》, “Phẩm trà đồ” 《品茶图》 của Đường Bá Hổ, “Huệ sơn trà hội ký” 《惠山茶会记》, “Lục Vũ phanh trà đồ” 《陆羽烹茶图》, “Phẩm trà đồ” 《品茶图》 của Văn Chủy Minh v.v... Có nhiều loại trà thì nghệ thuật pha tra cũng có sự khác biệt, các kiểu dáng, chất lượng, hoa văn của bộ đồ trà muôn hình vạn trạng. Vào cuối đời Thanh, cảnh giới thưởng trà của các văn sĩ lại có sự đột phá mới, chú trọng “chí tinh chí mỹ”.

Xem xét từ những văn nhân mặc khách, cảnh giới cuối cùng của chí tinh chí mỹ của sự vật chính là “đạo”, “đạo” tồn tại trong sự vật.

Sự tồn tại của xã hội quyết định phương hướng của sự vật. Dùng trà, ổ Trung Quốc uống trà đã có lịch sử mấy nghìn năm, đặc biệt là khi đại dịch SARS đầy kinh sợ bùng phát, trà có công dụng rất tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của con người, có hiệu quả vô cùng tốt đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của con người, càng minh chứng cho việc: Trà là thức uống của thời đại nguyên tử, là thức uống lành mạnh đáng được coi trọng nhất thế kỷ 21.

Tính đa dạng của văn hóa được thể hiện qua sự kiện văn hóa cụ thể. Văn hóa trà là hình thái văn hóa có tính đại chúng, mang màu sắc dân tộc, mang đặc trưng địa phương. Ngày nay, trên thế giới, việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật chất ngày càng được chú trọng. Văn hóa trà là một loại hình văn hóa kết hợp giữa vật chất và phi vật chất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây